Một số điều cần biết Trước hết ta tìm hiểu khái niệm phun sơn là gì? Phun sơn là dùng không khí nén sinh ra từ máy nén khí làm cho sơn phun thành bụi bám trên bề mặt thành lớp mỏng đồng đều. Vậy thiết bị dùng cho việc phun sơn gồm những gì? Thiết bị phun sơn gồm có súng phun sơn, máy nén khí, bình phân ly dầu khí, phòng phun, quạt gió, máy chà nhám, máy đánh bóng,…
Độ nhớt và áp suất của một số sơn xe máy thường dùng được cho trong bảng bên dưới
Một số kinh nghiệm pha và phun sơn Các bạn nên tìm hiểu kỹ hệ thống ống dẫn và cách thao tác. Định kỳ tháo nước tích tụ ở máy nén khí và bình phân ly dầu khí, không để nước đi vào ống dẫn rồi đến bề mặt cần sơn, tạo thành bọt khí, rỗ, biến trắng,…Có thể mua thêm lọc nước gắn vào đuôi súng phun sơn.
Khoảng cách giữa súng phun sơn xe và vật cần phun
Các nút điều chỉnh lượng sơn và khí + Trước khi thao tác và sau khi phun sơn cần phải rửa sạch súng phun, tránh sơn còn lưu lại làm tắc vòi phun + Cần pha chế sơn theo yêu cầu của nhà sản xuất, lọc bằng lưới lọc sơn chuyên dụng, dùng dung môi pha loãng đến độ nhớt quy định.
Sử dụng súng phun sơn quá gần và quá xa
Kỹ thuật di chuyển súng phun sơn Khi phun sơn những sản phẩm có hình dáng phức tạp phải phun theo trình tự từ trong ra ngoài, trước khó, sau dễ.
- Thao tác phun sơn xe thông thường là từ trái sang phải, rồi lại từ phải sang trái; từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên, phun liên tục nhiều lần đến khi hoàn thành toàn bộ bề mặt, đồng thời lượt sơn sau trùng lặp khoảng 1/3 – 1/2 bề rộng của lượt sơn trước, làm cho màng sơn phân bố đồng đều.
- Sản phẩm sơn xong để khô ở phòng có thông gió tốt, lượng gió trong phòng không quá lớn, quạt gió để cách mặt đất khoảng 1m để đề phòng bụi bay vào.
- Thông gió trong phòng phun phải tốt, làm cho bụi sơn kịp thời bay ra khỏi phòng. Cần chú ý thường xuyên làm sạch cánh quạt, quạt hút.
Một vài hiện tượng và cách khắc phục 1. Khi phun xảy ra hiện tượng hạt sơn to, sần sùi: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể lúc sơn chúng ta để súng quá xa, khi sơn tới nơi thì đã khô nên vón cục.
- Nguyên nhân thứ hai là do để bụi sơn của lần phun sau bám vào hoặc cũng có thể do lượng sơn trong bình đã không được pha theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất.
- Nguyên nhân khác là chỉnh hơi (khí) quá nhỏ nên không đủ làm bung hạt sơn vì thế sơn cũng bị vón cục,… Cách khắc phục duy nhất là lau đi sơn lại từ đầu. Lời khuyên cho chúng ta khi lần đầu sơn là cần phải thử súng trên một bề mặt phẳng bất kỳ, khi thấy sơn đều và mịn thì bắt đầu sơn lên sản phẩm chính.
2. Sơn xe không bám dính:
– Nguyên nhân này chỉ xảy ra khi chúng ta làm vệ sinh không sạch hoặc bề mặt cần sơn còn bám bụi và nước.
– Cách khắc phục là lau đi và sơn lại từ đầu. Lời khuyên: vệ sinh thật kỹ bề mặt, nếu lau bằng nước thì phải đợi khô hoàn toàn mới được sơn, nếu không thì phải lau thật khô rồi mới sơn.
3. Sơn bị nổ: Là hiện tượng vỡ bóng khí, nên có chỗ sơn đậm, có chỗ sơn nhạt, từng hạt lỗ chỗ. Cách khắc phục là đợi sơn khô phun lại, hoặc nếu không lau đi sơn lại từ đầu.
4. Sơn xe bề mặt không đều, cho mờ chỗ đậm: – Nguyên nhân là do phun quá gần hoặc quá xa, khoảng cách mà chúng ta sơn đẹp nhất là 20 cm.
– Chỉnh đầu súng có độ mở đầu sơn khoảng 15 cm là vừa. Để đảm bảo sơn đều và đẹp chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc là sơn lần lượt theo một chiều, đi nhanh tay, đường khí chỉnh vừa phải đảm bảo khi phun sơn ra đều như gạt mực.
Cách chỉnh súng đạt được độ chuẩn nhất: Vặn chặt các đầu chỉnh về vị trí chết, sau đó mở súng ra từ từ từng vòng một. Khi mở van hơi của súng thì hay lắng nghe tiếng gió, khi nào hơi thoát ra mà nghe tiếng gió nhè nhẹ là được, nếu khi mở thấy bụi sơn bay nhiều là gió quá lớn. Van chỉnh sơn mở ra khoản hai vòng không nên để sơn ra quá nhiều. Van chỉnh độ mở rộng của vòi sơn thì cũng chỉ cần chỉnh ở mức từ 1.5- 2 vòng là được, để đảm bảo luôn sơn phun ra rộng khoảng 12-15 cm là vừa.